Dù đã chủ động từ sớm,ầncónhạctrưởkhối a1 liên tục ra quân nạo vét, duy trì thường xuyên tất cả giải pháp khơi thông, dọn vệ sinh miệng hố thu, huy động tổng thể lực lượng từ chuyên môn đến phong trào quần chúng, nhưng TP.Đà Nẵng vẫn ngập cục bộ sau mấy trận mưa lớn vừa qua.
Ngay cả 2 địa phương (Q.Hải Châu và Q.Thanh Khê) đã hoàn thành từ sớm, trước cả sự chỉ đạo của thành phố về mọi sự chuẩn bị, từ đấu thầu đến triển khai nạo vét, nhưng vẫn không tránh được ngập. Ngập nhiều nhất vẫn là ở trung tâm đô thị, nơi hạ tầng cũ, mật độ xả thải cao, trong khi hệ thống thoát nước không còn đủ năng lực.
Trong khi đó, nhìn vào tổng thể hệ thống thoát nước cũng như quy luật thoát nước, chống ngập không chỉ là chuyện của riêng địa phương nào; bởi nước chảy chỗ trũng, từ cao xuống thấp và từ trong phố ra ngoài hệ thống ao hồ, kênh mương, sông biển…
Cống thoát nước bị tắc do nhiều đường ống đã hàng chục năm bị hư hỏng, và cần một kịch bản nạo vét và thông cống tổng thể. Cần vai trò "nhạc trưởng" - nôm na là trên 1 tuyến cống đi qua 3 quận thì cần khơi thông đồng bộ và cùng lúc - bởi nếu đoạn giữa tắc thì hai đầu vẫn không thông.
Hay chuyện nạo vét, nếu cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm làm sạch lòng cống, thì địa phương cũng phải có vai trò sửa chữa đoạn từ hố ga đến cửa thu; hay giao phong trào đoàn thể địa phương vận động, giám sát người dân không lấp miệng hố thu và kịp thời thông cống khi dự báo có mưa lớn. Có vậy mới mong tránh được việc mỗi đơn vị chỉ giải quyết phần việc của mình, nhưng nước chảy thì không theo quy định và phân công như vậy.
Do đó, cần thống nhất một kịch bản cho toàn bộ bản đồ quản lý các tuyến cống của thành phố, có kế hoạch nạo vét phù hợp và đồng bộ để đảm bảo hiệu quả thoát nước, làm cơ sở cho các địa phương thực hiện.