Hành vi của ông Nguyễn Chiến Thắng và Lê Đức Vinh,đấtvànglàmdựáncaocấpởKhánhHòagâythiệthạitỷđồxo so than tai hai cựu chủ tịch UBND tỉnh; Đào Công Thiên, cựu phó chủ tịch; Võ Tấn Thái, cựu giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường và nhiều bị can khác được Công an tỉnh Khánh Hòa nêu trong kết luận điều tra vừa hoàn tất. Hồ sơ vụ án đã được chuyển qua VKS, đề nghị truy tố các bị can về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phítheo Điều 219 Bộ luật Hình sự.
Ông Thắng, Vinh và cấp dưới bị cáo buộc nhiều hành vi sai phạm nghiêm trọng trong việc giao hơn 20.000 m2 đất trên đường Trần Phú (gồm hai thửa đất liền kề) cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang (Công ty Đỉnh Vàng) thực hiện dự án khu tổ hợp khách sạn - căn hộ du lịch cao cấp Nha Trang Golden Gate.
Đây là vụ án thứ 4 liên quan đến việc giao đất công tại vị trí đắc địa, trái pháp luật, cho doanh nghiệp làm dự án ở Khánh Hòa.
Theo kết luận điều tra, tháng 1/2013, Công ty Đỉnh Vàng có văn bản gửi UBND tỉnh Khánh Hòa xin địa điểm đầu tư khách sạn, căn hộ du lịch cao cấp trên khu đất 14.000 m2 đường Trần Phú (đang được Công ty CP Điện lực Khánh Hòa quản lý, sử dụng). Đây là vị trí đắc địa, nằm giáp biển.
Hai tháng sau, Chủ tịch UBND Nguyễn Chiến Thắng có công văn đồng ý về chủ trương, với điều kiện công ty này phải có trách nhiệm làm việc với Công ty CP Điện lực Khánh Hòa để thống nhất phương án bồi thường. Tuy nhiên, UBND tỉnh sau đó lại thực hiện quy trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; ấn định mức bồi thường, hỗ trợ cho Công ty CP Điện lực Khánh Hòa và Trung tâm điều dưỡng Tổng công ty Điện lực Miền Trung.
Còn ông Lê Đức Vinh khi còn là Phó chủ tịch tỉnh đã ký các quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án, ký công văn chỉ đạo công tác bồi thường, xử lý tài sản trên đất tại dự án. Tháng 11/2015, với cương vị Chủ tịch UBND tỉnh, ông Vinh chỉ đạo bàn giao tài sản trên đất cho Công ty Đỉnh Vàng Nha Trang.
Đến tháng 2/2016, ông Thiên với tư cách là Phó chủ tịch tỉnh đã ký quyết định giao và cho thuê (50 năm) 20.110 m2 đất khu này cho doanh nghiệp xây khách sạn, căn hộ du lịch, trung tâm thương mại mà không qua đấu giá. Ông Thiên cũng là người phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Trong đó, hơn 8.220 m2 đất thương mại - dịch vụ trả tiền thuê một lần với giá trên 6,6 triệu đồng/m2; gần 4.700 m2 đất đô thị thu tiền sử dụng để xây căn hộ chung cư với giá 5,3 triệu đồng một m2; hơn 7.200 m2 còn lại không thu tiền sử dụng để làm công viên cây xanh, hệ thống giao thông, sân bãi. Nhưng năm sau, UBND tỉnh Khánh Hòa lại điều chỉnh 7.200 m2 đất trên thuộc loại "thuê đất trả tiền hàng năm".
Chủ đầu tư dự án đã nộp 75,9 tỷ đồng tiền thuê đất. Số tiền cho thuê đất được cho là quá thấp so với giá thị trường thời điểm đó.
Nhà chức trách xác định, dự án Nha Trang Golden Gate không nằm trong quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Theo Luật Đất đai 2003, dự án này cũng không thuộc diện dự án phát triển kinh tế quan trọng để Nhà nước thu hồi đất, giao cho chủ đầu tư.
Chính vì vậy, việc UBND tỉnh thu hồi đất của Công ty CP Điện lực Khánh Hòa đang sử dụng rồi giao cho Công ty Đỉnh Vàng là trái quy định pháp luật. Ngoài ra, ông Thắng và cấp dưới còn sai phạm trong việc chỉ định Công ty Đỉnh Vàng thực hiện dự án mà không thông qua đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư; tự điều chỉnh mục đích sử dụng đất rồi cấp giấy chứng nhận đầu tư trái với quy hoạch.
Đối với cựu giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Võ Tấn Thái, nhà chức trách cáo buộc bị can đã làm trái quy định trong việc: ký các tờ trình tham mưu cho UBND tỉnh chỉ định nhà đầu tư; thỏa thuận địa điểm thực hiện dự án và tờ trình thẩm định cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau này, khi làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Thái ký tờ trình tham mưu UBND tỉnh giao, cho thuê đất trái luật.
"Sai phạm của các bị can là để cho Công ty Đỉnh Vàng được thực hiện dự án nhà ở không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu dự án, dẫn đến thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 138 tỷ đồng", kết luận điều tra nêu.
Ngoài các bị can, nhà chức trách cũng nêu 13 cá nhân khác có dấu hiệu sai phạm gồm các cựu lãnh đạo, chuyên viên, các thành viên trong Hội đồng thẩm định giá đất... nhưng mức độ vi phạm chưa đến mức xử lý hình sự.
Hồi tháng 10/2021, ông Thắng và hai cấp dưới bị Công an Khánh Hòa khởi tố. Do Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự không xác định được giá đất cụ thể của khu đất Trần Phú nên cơ quan điều tra đề nghị VKS truy tố các bị can về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai (và không có ông Lê Đức Vinh). Tuy nhiên, cơ quan công tố yêu cầu giám định lại số tài sản và làm rõ một số vấn đề liên quan.
Đến tháng 8 năm nay, cơ quan điều tra đã xác định được số tài sản thiệt hại, nên đề nghị truy tố các bị can về tội danh như hiện tại.
Ngoài vụ án này, hồi tháng 4/2022, ông Nguyễn Chiến Thắng bị TAND tỉnh Khánh Hòa phạt 5 năm 6 tháng tù; ông Lê Đức Vinh và Đào Công Thiên lĩnh 4 năm 6 tháng tù do sai phạm khi thực hiện dự án sinh thái Cửu Long Sơn Tự và biệt thự sông núi Vĩnh Trung, phá vỡ quy hoạch trên núi Chín Khúc.
Đến tháng 12/2022, ông Thắng bị tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù; ông Vinh, Thiên lĩnh 5 năm 6 tháng tù về tội Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phíkhi giao 7.300 m2 đất trung tâm Nha Trang cho doanh nghiệp với giá rẻ, thiệt hại hơn 60 tỷ đồng.
Mới đây, ông Thắng, Thiên, Thái cùng 6 cựu lãnh đạo sở ngành cũng bị Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp tục khởi tố về hành vi sai phạm liên quan dự án Mường Thanh Viễn Triều.
Bùi Toàn